đào tạo seo - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - dong ho nam day da

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Linh chi có tác dụng chữa bệnh tim mạch


Theo nghiên cứu khoa học tại trường Đại Học Chungnam, Daejeon Hàn Quốc nam linh chi có tác dụng rất tốt đối với các bệnh tim mạch, huyết áp,máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.

Nấm linh chi

Nấm linh chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp, cho người có huyết áp cao hay thấp. Dùng nấm Linh Chi huyết áp ổn định mỗi ngày: với người có huyết áp cao, không tăng mà còn giảm nhiều, còn với người huyết áp thấp - người suy nhược cơ thể thì nấm Linh Chi sẽ nâng huyết áp lên mức dễ chịu nhờ chuyển hoá dinh dưỡng, cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Nấm Linh Chi khi dùng cho người bệnh máu nhiễm mỡ, xơ mạch đã làm giảm cholesterol, nhóm lipoprotein tăng cao trong máu và hệ số sinh bệnh giảm dần. Nấm Linh Chi cũng giúp xu thế kết bờ của tiểu cầu giảm, nồng độ mỡ trong máu được cải thiện, giải toả cơn đau thắt tim cùng co tắc mạch.

Trong nhiều thế kỷ, con người đã sử dụng linh chi chữa chứng căng thẳng và đau thắt ngực.

Các nghiên cứu ở Trung Quốc chứng minh nấm linh chi có khả năng thúc đẩy lưu thông máu và làm giảm tiêu thụ ô-xy trong cơ tim.

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy trong nấm linh chi có một chuỗi các a-xít thuộc nhóm triterpene, một chuỗi các hợp chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa chứng máu đóng cục.

Một nghiên cứu của Nga còn cho thấy nấm linh chi có vai trò quan trọng phòng ngừa và chống lại mảng bám trên thành mạch, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.

Thành phần của nấm linh chi


Qua quá trình nghiên cứu về nấm linh chi các nhà nghiên cứu xác nhận rằng nam linh chi có 2 thành phần chính. Lương tấn Oanh xin tổn hợp lại về đặc điểm và tác dụng của 2 thành phần này.

Đặc điểm: thành phần này có rất nhiều trong nấm linh chi và dễ tan trong nước

Tác dụng: chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp.

Đặc điểm: axit Ganoderic nên khi uống sẽ thấy cảm giác hơi chua và đắng nhẹ. Đây chính là vị đặc trưng của nấm Linh chi. Người sành nấm linh chi sẽ dựa vào dầu hiệu này để so sánh và phân biệt chất lượng nấm linh chi

Tác dụng:

- Thành phần triterpenes của nấm linh chi rất tốt cho gan - giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.

- Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt ung thư.
- Trong một số nghiên cứu gần đây, linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” ung thư theo nheieuf cách khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy linh chi có thể ngăn ngừa di căn.

Hoạt chất alkaloid(có chứa nito) và adenosine trong nấm linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với nấm linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương, điều hòa huyết áp

** Chú ý: Nên sử dụng nấm linh Chi đều đặn một thời gian để có thể thấy rõ tác dụng của nấm linh chi trong việc chữa bệnh.

Nấm linh chi được trồng tại hà Giang


Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang cho biết sau 2 năm thực hiện dự án trồng và sản xuất nấm linh chi chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến nay toàn bộ sản phẩm nấm linh chi đã cho thu hoạch. Từ kết quả này cho thấy nấm linh chi phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường ở Hà Giang.

Dự án do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trần Duy, đơn vị chuyên cung cấp phân bón, hạt, rau củ giống trên địa bàn thành phố Hà Giang làm chủ dự án; được triển khai trồng thử nghiệm tại một số hộ gia đình ở phường Minh Khai, thành phố Hà Giang và địa điểm sản xuất và chế biến được triển khai xây dựng tại Km8, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Với việc trồng và sản xuất nấm linh chi thành công bước đầu, dự án mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đồng thời góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hà Giang.

Đối với ngành dược phẩm đây cũng là một bước ngoặt, từ đây ngành dược có thể sẽ nghiên cứu ra các công thức để chế biến thành các chế phẩm khác từ nấm linh chi như: cao linh chi, viên linh chi nguyên chất .....

Tác dụng linh chi với hệ tuần hoàn và tiêu hóa


Nấm linh chi có tác dụng rất tốt đới với hệ tuần hoàn trên cơ thể người. Cụ thể với những cong dụng sau.
- Ổn định huyết áp
- Lọc sạch máu tăng cường tuần hoàn máu - giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh
- Thúc đẩy quá trình tiết insulin: tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu
- Chống đau đầu và tứ chi
- Điều hoà kinh nguyệt
- Làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá
Ngoài ra nam linh chi còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa như:
- Nấm linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn và ỉa chẩy
- Chống bệnh béo phì
- Cải thiện cơ bản thiểu năng insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường . vì vậy phòng chữa bênh đái đường rất tốt.
Website:  nam lim xanh

Cách dùng nấm linh chi(Chế biến và cách sắc)


Chắc rằng bạn đã từng nghe kể hoặc được nhìn tận mắt nam linh chi. Nhưng liệu bạn có biết cách dùng nấm linh chi thế nào cho đúng cách ko? Hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn!

Có 2 cách sử dụng nấm linh Chi: Bạn có thể thái nấm linh chi thành lát mỏng (khoảng 0,2mm) hoặc nghiền thành bột nhỏ tơi như sợi bông. Thường ở những hiệu thuốc đông y họ có dao thái lát hoặc máy nghiền nên bạn có thể dễ dàng ra thuê họ là giúp những công việc này một cách nhẹ nhàng!

Cách này phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng
Cách hãm nước nấm linh chi thái lát:
* 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.
* Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.Cách dùng:

Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
* Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.

Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
Có thể làm bạn sẽ hơi khó chịu vì sự không tan của bã linh chi, nhưng theo nghiên cứu khoa học thì đây lại là cách dùng tốt nhất của nấm linh linh chi

Chú ý thêm:

Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Bạn nên uống nhiều nước để tăng tác dụng của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
* Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm linh chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.

Thành phần hữu hiệu và tác dụng của nấm linh chi


Thành phần hữu hiệu và tác dụng của nấm linh chi

nam linh chi

POLYSACCHARIDE

Polysaccharide là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa trong nam linh chi, rất được các nhà y dược học coi trọng. Qua nghiên cứu phát triển Polysaccharide có hoạt tính dược lý rộng, nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống phóng xạ, giải độc, nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu hợp thành DNA, RNA, protein, kéo dài tuổi thọ, chống u ác tính, Polysaccharide có 3 cách ức chế u ác tính:

1. Qua nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể khiến tế bào miễn dịch tấn công và giết chết u ác tính phát triển thời kỳ đầu

2. Nâng cao khả năng hình thành abumin có ở tiểu cầu, lượng lớn abumin sợi sẽ bủa vây khối u ác tính ở thời kỳ đầu, cách ly nó với bên ngoài, chặn đứng nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nó, khiến nó trường kỳ ở trong trạng thái “ngủ”

3. Kìm hãm sự phát triển của tế bào u ác tính.

Ngày nay, Polysaccharide đã trở thành một trong những dược vật dùng để điều trị u ác tính.

Thành phần Polysaccharide ở nấm linh chi (ganodermalucidum Polysaccharide) nay đã được phân ly thành 200 loại, trong đó phần lớn là glucosan, một số ít là glucosan. Glucosan là chất thuộc loại kết cấu, tồn tại ở thành tế bào; Glucosan là chất tồn trữ, tồn tại ở trong tế bào. Thành phần Polysaccharide ở nấm linh chi cũng giống như ở các loại chăn khuẩn khác, có cấu tạo hình lập thể dạng xoắn ốc, giữa lớp xoắn ốc chủ yếu định vị cố định bằng hydrogen bond, phân tử lượng từ mấy trăm đến mấy ngàn vạn, ngoài một số ít tiểu phán tử đa đường, đại đa số không hòa tan ở trong rượu nồng độ cao, nhưng có thể hòa tan ở trong nước nóng. Hoạt tính dược lý của Polysaccharide ở nấm linh chi có liên quan đến kết cấu lập thể, cấu hình lập thể dạng xoắn ốc bị phá hủy thì hoạt tính của Polysaccharide giảm đi nhiều.

Giáo sư Lý Vinh Chi và Hà Khánh Văn ở Đại học Bắc Kinh đã phân tích được mấy mươi loại Polysaccharide từ Xích Linh chi, đồng thời tiến hành tập hợp và trắc định đối với 23 loại, ký hiệu của 23 loại ấy là: QLA…….

Một số vị giáo sư khác nghiên cứu phát hiện trong Linh chi thể dẹt có chứ một loại Polysaccharide chống u ác tính (ký hiệu là G-2). Năm 1983 người ta chiết xuất từ Linh chi thêm bốn loại Polysaccharide, ký hiệu là……..

Giáo sư Lý Vinh Chi cho rằng: Trong kết cấu Polysaccharide có chứa nhiều glucosidic bond, có lẽ đó là nguyên nhân khiến nó có hoạt tính dược lý mạnh.

Một số nước khác cũng đang tiến hành nghiên cứu sâu về nhóm Polysaccharide ở Linh chi. Từ năm 1971 – 1989, các giáo sư như Sasaky, Mizuno, Miyasaky, Usai, Saue đã phân tách được hơn 100 loại Polysaccharide từ Linh chi, đồng thời trắc dịch kết cấu với hoạt tính, trong đó có bốn loại có hoạt tính chống u ác tính mạnh.


ACID GANODENIC

Acid ganodenic là một trong những thành phần chủ yếu của Linh chi có hoạt tính dược lý mạnh, đồng thời …….. diệt tế bào u ác tính. Ở Nhật Bản người ta rất coi trọng hàm hượng Acid ganodenic trong thượng phẩm Linh chi, nhất là hàm lượng Acid ganodenic càng cao thì chất lượng sản phẩm Linh chi sẽ càng tốt.

Acid ganodenic là một vật chất loại tritcrpene. Ngày nay người ta đã tách được hơn 100 loại Acid ganodenic, như Acid ganodenic, B, C, D, E, F, G, I, J, L, ma, mb, me, md, mo, acid licidumic A, B, C, D, E, F, v.v… Acid ganodenic có chưa 30 nguyên tử carbon; acid lucidumic có chưa 27 nguyên tử carbon. Có một số Acid ganodenic vị rất đắng, như acid ganodcnic A, acid lucidumic A, có một số loại không có vị đắng, như acid ganodenic D và acid lucidunic B. Trong mỗi chúng loại Linh chi khác nhau hoặc chủng loại giống nhau nhưng môi trường sống không giống nhau hoặc mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì hàm lượng của Acid ganodenic và mức độ đắng cũng không giống nhau, thông thường những loại Linh chi đắng có hàm lượng Acid ganodenic cao.


ADENOSIN

Adenosin là một loại vật chất có hoạt tính dược lý rất mạnh, cấu tạo cơ bản gồm nucleoside và purine, là một trong những thành phần chủ yếu của Linh chi. Linh chi có chứa nhiều loại hợp chất diên sinh adenosine. Hợp chất diên sinh adenosine có tác dụng ức chế sự ngưng tụ quá độ của tiểu cầu, có khả năng trị mán đông tạ tốt ở bệnh huyết người già, từ đó là cải thiện tuần hoàn máu ở cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tắc mạch máu như tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, máu lưu thông không tốt, cơ thể hư vốn vô lực.


CÁC THÀNH PHẦN HỮU HIỆU KHÁC

1. Lactone A ở Xích Linh chi: Có tác dụng hạ thấp cholesterol

2. Urucil và uridine: Giảm chứng trương cơ do làm thực nghiệm

3. Adenosine: Có tác dụng trấn tỉnh, chống thiếu dưỡng khí

4. Adenine: Có tác dụng trấn tỉnh, hạ cholesterol trong huyết thanh, chống thiếu dưỡng khí

5. Acid oleic: Ức chế tế bào phì đạo phóng thích tổ chức amin, ngoài ra còn có tác dụng làm ổn định mô, chống dị ứng.

6. Cellulose: Có tác dụng hạ cholesterol, dự phòng xơ cứng động mạch, trị táo bón, tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não

7. Nguyên tố germanium: Tăng cường sử dụng oxy của các tế bào, giúp khí huyết lưu thông

8. Nguyên tố selenium: Giúp tăng tuổi thọ, giải độc, phòng ngừa các bệnh tim mạch

Sưu tầm.
Website: nam lim xanh

Thuốc quý từ nấm linh chi


Nấm linh chi (hay còn gọi là nấm lim), thường mọc dưới tán những khu rừng tự nhiên, nơi có nhiều cây lim sinh sống. Nấm thường mọc nhiều vào mùa hè, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.Nấm lim là một loại dược thảo quý giá, được người dân địa phương sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh có giá trị.

Quà tặng từ thiên nhiên 

Nam linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Karst thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae. Trước đây, Hố Mười (Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn) là vùng đất có diện tích rừng tự nhiên lớn với nhiều loại cây lâm nghiệp có giá trị, như: lim, muồng cánh gián, lát hoa…trong đó cây lim là cây giữ vị trí chủ đạo. Rừng tự nhiên làm cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ con người khỏ bị thiên tai, lũ lụt; cung cấp nguyên liệu làm nhà, cung cấp nguồn thức ăn: nấm, măng, rau rừng…Ngoài ra, rừng tự nhiên Hố Mười còn là nơi lưu giữ nguồn thuốc nam có giá trị trong đó có Nấm lim.

Nam linh chi

Theo người dân địa phương, không phải gốc lim nào nấm cũng mọc, chỉ những cây gỗ lim cổ thụ sống lâu năm trong các khu rừng tự nhiên thì mới mọc nhiều. Nấm lim là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có hình thận, hình tròn hơi dẹt hoặc hình cánh quạt. Cuống nấm lệch về một bên, mũ thường có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, khi phơi khô có màu đỏ nâu hay đỏ cam.

Nấm lim, "tiên dược" cho con người

Theo kinh nghiệm dân gian, nấm lim là một vị thuốc nam quý giá. Nấm lim có tác dụng kéo dài tuổi thọ, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, trung hòa chất độc bảo vệ gan, chống các bệnh viêm gan; thông thường nấm lim được ngâm rượu để uống hàng ngày. Ngoài ra nấm lim còn có tác dụng điều hòa huyết áp, ức chế một số vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa bệnh đái đường... Những người cao tuổi sử dụng nấm lim có thể cải thiện trí nhớ, ăn ngủ được và có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Cũng có thể thái lát nhỏ nấm lim, phối hợp với cam thảo rồi sắc bằng nước nóng lấy nước uống hàng ngày. Khi uống ban đầu có vị đắng sau đó thì ngọt. Thuốc từ nấm lim có thể dùng cho mọi đối tượng và không có tác dụng phụ về sau.

Theo kinh nghiệm, nấm lim sẽ càng tăng giá trị nếu biết thu hái đúng thời điểm. Nấm mọc chủ yếu vào tháng 6- 7 âm lịch, thì khoảng tháng 10 – 11 âm lịch thu hái là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thu hái khi nấm mọc sau một tháng. Cách sơ chế nấm linh chi thành thuốc rất đơn giản. Sau khi thu hái về, mang về phơi khô, rồi thái thành từng miếng nhỏ (thái con chì), sau đó được rửa bằng nước ấm, tốt nhất là rửa bằng rượu trắng nhằm loại bỏ các tạp chất, đất bụi. Tiếp đó cho vào bình ngâm, ngâm càng lâu càng tốt tuy nhiên, nhanh nhất thì chỉ cần sau khoảng 10 ngày là có thể sử dụng. Cũng có thể gói thành gói và bảo quản ở nơi khô ráo, khi nào cần thì mang ra sử dụng.

Hiện nay trên thị trường, nấm linh chi có hai loại, nấm tự nhiên và nấm nhân tạo, được bán rất phổ biến. Giá bán nấm linh chi trồng nhân tạo chỉ khoảng 250.000đ/kg, còn nấm lim mọc tự nhiên giá khoảng 500.000đ/kg. ông Nông Thảo Nguyên, thầy thuốc nam thôn Hố Mười cho biết: “Nấm lim trồng nhân tạo bán ngoài thị trường giá trị không bằng nấm mọc tự nhiên. Nấm mọc trong rừng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên, hút được sinh khí âm – dương trong đất nên có tác dụng chữa bệnh tốt hơn nấm trồng nhân tạo”.

Bảo tồn nguồn dược liệu quý

Hiện nay, nấm linh chi ở Hố Mười ngày càng khan hiếm. Nguyên nhân là do người dân địa phương chạy theo lợi nhuận trước mắt, chặt phá đồng loạt rừng tự nhiên, thay vào đó là rừng trồng bạt ngàn những cây bạch đàn. Diện tích rừng bạch đàn ngày càng tăng lên, làm nguồn nước ngày càng cạn kiệt, đất đai khô cằn, nhiều loại cây bản địa, cây thuốc nam không thể mọc được dưới tán. Rừng tự nhiên bị phá, cây Lim bị khai thác, nấm lim không còn chỗ và môi trường để mọc. Mặt khác, người bên ngoài lợi dụng đi chăn trâu, lấy củi đã "tận thu", tận diệt nấm lim, kể cả những cây nấm vừa mới mọc.

Vì vậy, để có được nguồn nấm lim phục vụ chữa bệnh, bồi bổ cơ thể cần phải khôi phục và phát triển các khu rừng tự nhiên, trồng các loại cây bản địa, đặc biệt là cây Lim.

Theo Cirum.

Kỳ diệu Nấm linh chi!



Từ xa xưa, nấm Linh chi không những được xem như vị thuốc cứu tinh của sức khỏe, mà còn là thực dưỡng. Linh chi có thể chế biến các món ăn: mặn, chay, nấu chè… Linh chi được dùng ở Trung Quốc và các nước lân cận nhưng chỉ dành cho vua chúa. Chỉ từ hơn 30 năm trở lại đây khi người Nhật tìm phương cách trồng được Linh chi rồi sản xuất đại trà và ai cũng có thể dùng được.

Những tác dụng kỳ diệu của Linh chi mới được làm sáng tỏ bằng những phân tích, những thử nghiệm hiện đại với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đến nay có ít nhất hơn 2.000 báo cáo khoa học về Linh chi đã được công bố trên thế giới. Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu học hỏi về Linh chi, bản thân tôi mong đem đến cho độc giả báo DĐDN những thông tin có thể cần thiết và hữu ích từ loài nấm thảo tiên này.

Nấm linh chi
Nấm lim xanh
Uống Linh chi thường xuyên có khả năng nâng cao sức đề kháng cơ thể, chính vì thế phòng trừ được các chứng bệnh sinh ra do sức đề kháng của cơ thể yếu

Linh chi có rất nhiều tên gọi và có rất nhiều loài Linh chi khác nhau. Các loài Linh chi được xếp vào một họ riêng là họ nấm linh chi Ganodermataceae, trong đó có chi Ganoderma có đến 80 loài. Riêng nấm có màu đỏ đã có 45 loại có màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, cam, đỏ tía... Ngoài ra, nếu trồng Linh chi trong môi trường, điều kiện khác nhau, sẽ có màu sắc khác nhau. Do vậy, Linh chi đỏ được gọi là Linh chi chuẩn và tốt nhất trong các loài thuộc họ Linh chi. Thành phần hóa học và dược tính của Linh chi đã được các nhà khoa học phân tích cho thấy Linh chi có gần 200 hoạt chất và dẫn chất có trong Linh chi bao gồm: acid amin, các acid hữu cơ, các acid béo, terpenoid, alkaloid,protein, glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng. Vì thế từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc đặc trị. Linh chi được xem như một loại thượng dược, không độc, không tác dụng phụ. Uống Linh chi thường xuyên có khả năng nâng cao sức đề kháng cơ thể, chính vì thế phòng trừ được các chứng bệnh sinh ra do sức đề kháng của cơ thể yếu. Công hiệu phòng trị tốt đối với các lọai bệnh, từ ung bướu đến cao huyết áp, mỡ trong máu cao, ứ máu, tắc mạch máu, bệnh mạch vành, chảy máu não, nhồi máu cơ tim, từ bệnh trĩ đến bệnh viêm tuyến tiền liệt... Ngoài ra Linh chi còn có tác dụng trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, nâng cao khả năng kháng bệnh... Nếu chúng ta biết áp dụng Linh chi sẽ là một trong những phương tiện hữu hiệu và an tòan để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường. Linh chi có thể dùng ở dạng nguyên tai nấm, cắt lát, xay hoặc chế biến thành những dạng thành phẩm như: viên nang, viên nén bao đường, trà hoà tan, trà túi lọc, kem đánh răng... hoặc phối hợp với các dược liệu khác thành những sản phẩm hỗn hợp. Vì thế, sản phẩm từ Linh chi ngày càng phong phú và đa dạng. Chúng ta thường bắt gặp những mẫu quảng cáo khi nói về Linh chi, tưởng là nói quá, phóng đại, nhưng nay những tính tốt và quý của Linh chi đã vượt qua những hứa hẹn của quảng cáo. 


Tuy nhiên, vấn đề không nên hiểu Linh chi có thể giải quyết được mọi vấn đề về sức khỏe, hoặc người Nhật đặt tên cho Linh chi là Mannentaka nghĩa là nấm vạn năm và nếu ai ăn nó sẽ được trường sinh bất tử. Tổ chức y tế thế giới (WH0) đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “sức khỏe là tình trạng hài hòa trong một cơ thể của ba yếu tố: tâm lý – thể xác và xã hội”. Khỏe mạnh không đồng nghĩa với không có bệnh. Lời khuyên: Tập thể dục hàng ngày dù ít hay nhiều, hít thở không khí trong lành, vận động cơ thể trong 10 - 15 phút mỗi buổi sáng vẫn là tốt hơn... và khi đó chúng ta dùng Linh chi trong mỗi ngày như là một niềm vui, một liệu pháp gần gũi với thiên nhiên để hổ trợ cơ thể tái lập, cân bằng âm dương, mang đến sự quân bình cho cơ thể, tinh thần sảng khoái...

Qua bài viết này, chưa thể truyền tải hết về sự “Kỳ diệu của Linh chi” nhưng ít, nhiều cũng giúp cho độc giả hiểu thêm về Linh chi, để biết cách sử dụng và điều tiết sức khỏe của mình từ khi chưa ngã bệnh.

Những câu hỏi về Nấm Linh Chi


1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì?
2. Có phản ứng phụ nào không?
3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không?
4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi?
5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi?
6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi?
7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ?
8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bịnh không?
9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giử gìn sức khỏe không?
10. Tinh chất rút từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào?
11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào?
12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào?
13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì?

1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì?
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. 

2. Có phản ứng phụ nào không?
Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. 
Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.” 

3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không?
Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. Tốt nhất là hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng bất cứ một dược thảo bổ sung nào. Có thể vào website: Pharmasave – Library: Lucid Ganoderma Mushroom để biết thêm chi tiết. 

4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi?
Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi. 

5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi?
Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi?

7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ?
Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ. 

8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không?
Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh. 

9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giữ gìn sức khỏe không?
Các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên làm những điều sau đây:
* Hạn chế dùng đường tinh luyện. Thay thế bằng mật ong nguyên chất hay đường từ trái cây.
* Tránh dùng thực phẩm chế biến (thí dụ như đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…)
* Ăn thực phẩm tươi, mỗi thứ một ít từ các nhóm thực phẩm chính để có được sự quân bình. Kể cả rau tươi, nhất là những loại có cả thân, lá, và củ.
* Uống nhiều nước. Uống được 8 ly nước 1 ngày sẽ phòng ngừa được sự mất nước của tế bào, kích thích sự trao đổi dưỡng chất và do đó giúp cơ thể thải các chất độc dễ dàng hơn.

10. Tinh chất chiết từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào?
Các chất bổ dưỡng giá trị có từ nấm Linh Chi tự nhiên rất thấp và cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ nếu không được chế biến. Khi xưa, nấm Linh chi đỏ khô được xắt nhỏ, nấu sôi trong nước rồi được dùng như trà hay súp. Ngày nay, các dược chất tuyệt hảo có trong nấm Linh Chi được chiết từ các máy móc tối tân ở Nhật. Tại đây, nấm Linh Chi tự nhiên được đun nấu nhiều lần dưới áp suất cao và trong môi trường vệ sinh để lấy được tinh chất tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ dể dàng. Phần lớn các sản phẩm của nấm Linh Chi có trên thị trường được làm từ thân nấm Linh Chi tán thành bột, cho nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ, làm giảm giá trị của dược thảo. 
Nấm Linh Chi đỏ của trung tâm Dược Thảo Tre Xanh được cẩn thận chế biến từ bào tử của nấm và được tán nhuyễn trong viên con nhộng giúp cơ thể hấp thụ dể dàng hiệu quả cao. 

11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào?
Trong khi các loại nấm khác như shitake, maitake, cordyceps, …đều cùng có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, nấm Linh Chi là loại nấm được dùng từ rất xa xưa và được ghi nhận có công hiệu trong việc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Khác với các loại nấm khác, nấm Linh chi đỏ chứa nhiều dược chất phức tạp như triterpenes (garnoderic acid) thành ra nấm Linh Chi đỏ có vị đắng. 

12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào?
Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý:
* Cũng như tất cả các loại nấm khác, Linh Chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm.
* Linh Chi, nhất là Linh Chi Đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu.
* Được biết núi Phú Sĩ của Nhật Bản là nơi thích nghi nhất cho việc trồng nấm Linh Chi, vì mùa Đông có tuyết rơi, mùa hè trên 70 độ F, đêm hoàn toàn tối và ngày có đủ ánh sáng cho chu trình phát triển của Linh Chi.
* Vì thế Linh Chi của Nhật Bản có giá trị Dược liệu cao nhất. 

13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì?
Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments. 
Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi:
* Trị đau nhức.
* Chống dị ứng.
* Phòng ngừa viêm cuống phổi.
* Kháng viêm.
* Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.)
* Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do.
* Chống ung thư.
* Kháng siêu vi.
* Làm giảm huyết áp.
* Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
* Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
* Long đàm (nghiên cứu ở chuột).
* Chống HIV.
* Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.

Dược tính này có được nhờ hoạt tính của:
* Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch).
* Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
* Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)

4 tiêu chuẩn chọn nấm linh chi

Nên dùng linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi. Trái với quan niệm của nhiều người, nam linh chi mọc hoang lại không an toàn, vì hiện nay con người khó kiểm soát được sự ô nhiễm môi trường.

Chọn nấm linh chi
Chỉ nên mua linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đừng xuôi lòng trước những quảng cáo đường mật như linh chi... trên rừng, trên núi.

Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới linh chi có màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm.

Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của linh chi để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Hoàn thiện quy trình trồng nấm linh chi tại Huế


Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Thị Văn Thi, Trường Đại học Khoa học Huế-Đại học Huế vừa hoàn thành và chuyển giao đề tài "Nghiên cứu thành phần và tác dụng dược lý của Plysaccharide và Trierpenoid trong nam linh chi", giúp người trồng nấm tại Thừa Thiên-Huế từng bước hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu của đề tài nhằm định lượng nhanh hoạt chất Trierpenoid để đánh giá chất lượng các loài linh chi; cung cấp thông tin về hàm lượng các thành phần hoạt chất Plyasaccharide, hoạt chất Trierpenoide, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao của nấm linh chi được trồng tại Thừa Thiên-Huế.
Đề tài còn đưa ra các số liệu về thành phần hóa học cơ bản (prtein, độ tro, độ ẩm), các chỉ tiêu cho phép như chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong nấm linh chi nuôi trồng tại địa phương.
Theo Đông y, linh chi có tác dụng kiện não, bảo an, cường tâm, cường phế, giải độc, trường sinh. Theo Tây y, từ linh chi đã bào chế ra các loại thuốc để chữa các bệnh như tiểu đường, viêm gan, hỗ trợ chống ung thư.


Hầu như tất cả các nghiên cứu đều cho rằng hai thành phần tạo nên hoạt tính kỳ diệu của linh chi là Polysaccharide và Trierpenoid. Vì vậy, việc nghiên cứu các thành phần hỗ hợp Polysaccharide và Trierpenoid được thực hiện trong nuôi trồng và sử dụng nấm linh chi tại Thừa Thiên-Huế như hiện nay là hết sức cần thiết.
Theo nghiên cứu, ở Thừa Thiên-Huế có tới 71 loài nấm dược liệu, trong đó có 39 loài thuộc họ nấm linh chi và có 7 loài mới được công bố, bổ sung cho hệ nấm Việt Nam. Tỉnh hiện đã xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống 7 loài nấm dược liệu thuộc họ nấm linh chi; thuần hóa và tuyển chọn được 17 chủng giống của 9 loài nấm linh chi có năng suất cao và ổn định, có thể ứng dụng trong sản xuất nấm dược liệu ở Việt Nam; trong đó, tỉnh đang tiến hành nuôi trồng, sản xuất 9 loài nấm linh chi sau khi đã xác định được năng suất, mùa vụ.
Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (Thừa Thiên-Huế) đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng xây dựng mô hình trồng nấm linh chi và mộc nhĩ theo công nghệ sạch tại các cơ sở ở thị xã Hương Thủy.
Trên diện tích 5.000m2, mỗi tháng, công ty sản xuất được hơn 50.000 bịch, cho sản lượng khoảng gần 2 tấn, với giá bán từ 450.000 đến 550.000 đồng/kg.
Thừa Thiên-Huế cũng đã thành công trong việc nuôi trồng nấm linh chi từ mùn cưa của cây cao su.
Thành phần giá thể để nuôi trồng nấm linh chi bao gồm mùn cưa gỗ cây cao su, bột cám bắp hoặc gạo và mùn gỗ lim, với tỷ lệ 96% mùn cưa cao su, 5% bột cám bắp hoặc gạo, 1% mùn cưa gỗ lim. Đây là tỷ lệ hợp lý có được sau nhiều năm nghiên cứu, nuôi trồng sản xuất và phải tuân theo một quy trình kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt.
Với phương thức này, hàng năm, hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương (Thừa Thiên-Huế) trồng và tiêu thụ trên 3 tạ nấm linh chi.
Nấm linh chi ở Phú Lương hiện đã được đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và đã tham gia nhiều hội chợ lớn như Hội chợ Giảng Võ-Hà Nội, dành cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao; hội chợ Thương hiệu Hà Nội, Hội chợ quốc tế về thương hiệu Việt Nam tại Khánh Hòa, Techmart Việt Nam tại Đà Nẵng trong nhiều năm qua.

Sai lầm khi dùng nấm linh chi có bề mặt nhẵn trơn

Không ít người tiêu dùng hiện quen sử dụng nam linh chi có bề mặt đỏ sậm, nhẵn bóng như vân gỗ. Song thực tế, những loại nấm không có lớp "bụi vàng" đã thiếu đi phần tinh túy của tai nấm hay còn gọi là nguyên bào tử.

Phần lớn các loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay không có lớp bào tử bên trên. Nguyên bào tử của nấm linh chi là phần tinh túy của tai nấm. Khi chín, bào tử được phóng thích ra ngoài tạo thành một lớp bụi màu vàng nâu trên bề mặt nấm linh chi. Trong quá trình thu hoạch, lớp bột đó dễ mất đi hoặc do người trồng lấy ra để sử dụng trong việc bào chế dược phẩm. Khoảng một tấn linh chi mới thu hoạch được một kg bột nguyên bào tử.

Theo các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam, nguyên bào tử có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt của nấm linh chi như polysaccarit, hợp chất triterfene, axit amino, adenosine, germinium hữu cơ, selenium hữu cơ, protein, enzyme... Đó là những chất cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng rất lớn về tăng cường khả năng miễn dịch, ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu, phòng xơ cứng động mạch, giảm quá trình lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, khỏe mạnh. Đó là lý do chúng ta mắc phải sai lầm lớn khi dùng loại nấm không còn lớp nguyên bào tử trên bề mắt.

Nấm linh chi Genki là loại nấm cam kết giữ nguyên bào tử khi thu hoạch, đảm bảo phần tinh túy đến tay người sử dụng.


Ngoài ra, Genki là loại nấm được cấy trồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tỉ mỉ theo quy trình sinh thái nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ và ánh sáng. Khu vực nhà trồng tách biệt hoàn toàn với môi trường ô nhiễm và bụi bẩn. Trang trại nuôi trồng được bao phủ bởi cây xanh với không khí trong lành và mát mẻ. Bên ngoài nhà nuôi trồng nấm có màn bao phủ, chỉ có kỹ thuật viên trồng nấm mới được chăm sóc để hạn chế việc nấm bị nhiễm khuẩn từ cơ thể người bình thường; nguồn nước được lọc và khử khuẩn hoàn toàn…

Quy trình này đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng nguồn nấm chất lượng tốt và sạch, không bị hút chất và không có hóa chất tăng trưởng, đảm bảo giữ nguyên nguyên bào tử khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, Genki còn được xử lý UV khử trùng, đóng bao PA hút chân không. Chính vì thế, Genki đã mang đến một loại nấm linh chi tốt nguyên vẹn từ trang trại đến tay người dùng. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm về mức độ an toàn và chất lượng khi sử dụng, xóa đi nỗi lo về việc sử dụng nấm linh chi không còn nguyên bào tử.
Mua linh chi nguyên củ tại: nam lim xanh quang nam
Mua viên linh chi tại: nam linh chi

 
Du học Nhật Bản - Giay nam - Giay nu - giày thời trang nam - Giay thoi trang nu - Đào tạo seo - học tiếng Anh